Sợ thì đừng "sống chung," đã "sống chung" thì đừng sợ
Singapore mở cửa lại, số ca nhiễm tăng exponentially. Khi tái mở cửa đất nước, sống chung với Covid-19, số ca đương nhiên sẽ tăng, và nó phải tăng trước khi đạt trạng thái ổn định.
Singapore có 5.7 triệu dân.
82% đã tiêm đủ hai mũi, nghĩa là 1 triệu người chưa tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Singapore có khoảng 1.5 triệu dân trên 50 tuổi. Người cao tuổi được ưu tiên tiêm chủng sớm từ đầu năm. Hiệu quả bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian, đặc biệt ở nhóm cao tuổi và bệnh nền. Do đó, tại thời điểm này, 80% của 1.5 triệu người trên 50 tuổi cũng được xem là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nghĩa là: Ít nhất 2 triệu người Singapore có nguy cơ mắc bệnh cao.
Vì vậy, việc Singapore tăng lên 1-2,000 ca / ngày không có gì là bất thường. Quan trọng là kìm hãm để ICU không quá tải, tỷ lệ tử vong thấp thì cứ vậy mà sống thôi.
Miễn dịch cộng đồng không phải hằng số, mà phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm theo thời gian (đã nói ở: https://bit.ly/2S5WTvu ). Muốn duy trì miễn dịch cộng đồng ở mức cao thì:
- Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
- Tiêm chủng nhắc lại cho dân số chung
- Yêu cầu tiêm chủng đối với người nhập cảnh
Chung sống dài lâu thì ngoài chính sách dịch tễ (5K, vaccine), đầu tư cho y tế, đầu tư cho biotech, còn cần chính sách về kinh tế sức khỏe (aka kinh tế học kiện khang / health economics):
1/ Giảm chi phí xét nghiệm, điều trị trực tiếp
- Tạo điều kiện tiếp cận xét nghiệm nhanh, thuốc chữa trị (miễn phí / trợ giá test-kit, liệu trình điều trị) thông qua hệ thống đa kênh (nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...)
- Hướng dẫn tự điều trị tại nhà
- Hỗ trợ chi phí điều trị
- Bảo hiểm
2/ Giảm chi phí không-điều-trị
- Chính sách, luật lao động đảm bảo quyền lợi NLD khi ốm đau, đặc biệt là đối với các trường hợp có thời gian điều trị và phục hồi chức năng dài ngày.
- Hỗ trợ chi phí phục hồi thể chất, đặc biệt là các trường hợp long-Covid
- Hỗ trợ cho người thân trong trường hợp tử vong
3/ Giảm gánh nặng tâm lý
- Giáo dục, tăng cường nhận thức trong xã hội. Giảm sự kỳ thị, xem Covid-19 là một căn bệnh bình thường.
- Hạn chế hình sự hóa các hành vi liên quan đến Covid-19. Hình sự hóa hành vi làm lây lan Covid-19 không phải là biện pháp chống dịch hiệu quả. Bài học sai lầm trong quá khứ của nhiều quốc gia đối với luật phòng chống HIV/AIDS đã minh chứng rồi.
- Đội ngũ social worker (công tác xã hội) hỗ trợ người bệnh, đặc biệt là sức khỏe tâm thần.
4/ Tại cấp độ xã hội:
- Hệ thống cảnh báo sớm đi kèm kiểm soát lây nhiễm
- Quy hoạch đô thị: giãn/giảm mật độ dân cư đô thị, xây dựng/kiểm tra quy định đảm bảo vệ sinh dịch tễ ở khu dân cư, văn phòng, nơi đông người (chợ, siêu thị...)
- Giảm nghèo đói, bất bình đẳng
- Giảm mức độ ô nhiễm không khí
- Chính sách dinh dưỡng, và hoạt động thể dục thể chất toàn dân
- Kiểm soát các yếu tố rủi ro liên quan đến Covid-19: hút thuốc, bệnh nền: HIV/AIDS, lao, tiểu đường etc...
Playbook của ngành health economics tích lũy mấy chục năm quanh đi quẩn lại cũng từng đó chính sách cơ bản. Tha hồ mà ứng dụng, vừa đỡ tốn tiền thuế, vừa đỡ bị văng nước bọt từ mồm bọn tư vấn nước ngoài.
Mới thấy Singapore tăng số ca nhiễm trở lại đã dao động tâm lý thì thôi chứ, "chống dịch như chống giặc" làm gì nữa.